Các khuyết tật bề mặt men Khuyết tật men

Phồng rộp

Một bọt khí lớn đôi khi xuất hiện như một lỗi trong đồ gốm sứ. Các vết phồng rộp (gọi là sần vỏ trứng hay sần vỏ cam) xuất hiện dưới dạng bọt khí lớn hoặc là nằm ngay bên dưới hoặc là xuyên qua bề mặt, để lại các gờ thô và sắc nhọn thu gom bụi bẩn. Bề mặt của men là loang lổ, rất khó ưa và trông giống như một khối bọt nước sôi, miệng phễu kín và lỗ châm kim.[3][19]

Ở nhiệt độ cao, không khí nằm ở giữa các hạt rắn trong xương gốm, men cùng với các nguồn khí do cháy tạp chất hữu cơ và phân huỷ nguyên liệu sẽ toả ra khi men đang chảy. Do độ nhớt của men lúc này khá cao nên khí bị giữ lại và nằm ở dạng lỗ xốp kín trong men. Khi tăng nhiệt độ nung, độ nhớt của men giảm xuống, các bọt khí tăng thể tích do sự giãn nở nhiệt và do các bọt khí nhỏ liên kết lại thành các bọt lớn hơn, chúng dịch chuyển đến gần bề mặt men. Nếu kết thúc nung ở khoảng nhiệt độ này và bắt đầu thực hiện quá trình làm nguội thì các bọt khí lại co lại về thể tích, nó kéo màng men mỏng bên trên xuống dẫn đến việc hình thành các miệng phễu kín nằm bên trên bọt khí. Nhìn bề mặt lớp men trong trường hợp này có dạng sần vỏ trứng, vỏ cam và độ bóng lớp men bị giảm đi. Các miệng phễu kín nằm trên bọt khí thường có kích thước 25 – 40 mm hoặc lớn hơn và có thể thấy được bằng mắt thường.[20]

Cuốn men

Một loại khuyết tật xuất hiện dưới dạng những mảng trần trụi hình dạng không đều của xương gốm đã nung lộ ra qua lớp men nơi nó hoặc là không bám vào hoặc là thấm ướt xương gốm khi nung. Men ở rìa các vùng trống thường nhô lên và dày hơn. Nguyên nhân là sự liên kết yếu giữa men và xương gốm xuất phát từ vết nứt men hoặc từ vị trí tróc men ở vùng nhiệt độ thấp. Nếu độ nhớt, sức căng bề mặt của men giảm xuống, độ thấm ướt men của xương gốm tốt hơn thì các vết nứt, vết tróc men có thể được hàn lại toàn bộ hoặc một phần. Điều này cũng có thể là do các vệt dầu mỡ hoặc bụi bám trên bề mặt của đồ gốm sống / gốm nung mộc hoặc do sự co ngót của lớp nước áo men tráng trong quá trình sấy khô. Lỗi này nhiều khả năng xảy ra với các đồ gốm nung một lửa như các thiết bị vệ sinh.[1][3][21][22]

Có thể tăng độ bám dính của men vào xương gốm để men không bị bong tróc ra ở vùng nhiệt độ thấp bằng cách đưa vào men các chất liên kết như đất sét dẻo và các loại keo hữu cơ. Sét bentonit đưa vào men với lượng 1-3% làm tăng đáng kể độ bền của lớp men cũng như độ bám dính của men vào xương. Tuy nhiên, đưa một lượng lớn sét dẻo vào men lại có thể gây nên các vết rạn nứt hay vết bong tróc ở lớp men khi sấy hoặc nung ở nhiệt độ thấp.

Vết kim loại

Vết kim loại là những đường sẫm màu, thường kèm theo là sự hư hại trong lớp men, do kim loại lắng đọng trong quá trình sử dụng các đồ dùng bằng kim loại. Dao kéo, hoặc các loại đồ vật kim loại tương đối mềm khác, sẽ để lại vết kim loại rất mỏng trên mặt đồ gốm nếu lớp men bị rỗ nhỏ. Một lớp men có thể có bề mặt khuyết tật này khi nó rời khỏi lò nung tráng men, hoặc nó có thể phát triển sau đó một bề mặt như vậy do không đủ độ bền hóa học. Lỗi này còn được gọi là dấu vết dao kéo.[3][23][24][25]

Bọt khí, lỗ chân kim và lỗ chân lông

Một loại lỗi thường là kết quả của bọt khí trong men khi nó nóng chảy, vỡ ra nhưng chỉ được hàn lại một phần. Các bọt khí thường là khí có nguồn gốc từ không khí bị mắc kẹt giữa các hạt của men bột khi lớp men bắt đầu chín, hoặc từ các khí sinh ra từ các hợp chất cacbonat.[26][27]

Nếu nhiệt độ nung tăng cao thì độ nhớt của men giảm xuống và kích thước bọt khí càng tăng lên và bọt di chuyển thuận lợi qua lớp men ít nhớt để thoát ra ngoài. Tại bề mặt men, bọt bị vỡ ra và để lại các miệng phễu khuyết men. Khi đó, nếu độ loãng của lớp men không đủ cao thì tốc độ dàn men từ các vị trí xung quanh vào vị trí khuyết men chậm, làm cho nhiều miệng phễu không được lấp đầy men khi làm nguội, tạo thành các miệng phễu hở với kích thước lớn nhỏ khác nhau, tương ứng gọi là các lỗ chân lông, lỗ chân kim.[20]

Các ví dụ cụ thể về các khuyết tật rỗ bọt khí là lỗ chân kim và lỗ chân lông. Chúng là những lỗ chân kim to nhỏ khác nhau hoặc miệng phễu hở đôi khi xuất hiện trong gốm không thủy tinh tráng men khi chúng được nung trong lò hấp trang trí. Nguyên nhân của khuyết tật này là do sự phát triển của hơi nước, bị hấp phụ bởi xương gốm xốp trong khoảng thời gian giữa nung tráng men và nung trang trí, thông qua các vết nứt nhỏ trong lớp men.[28][29]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khuyết tật men http://www.johnsankey.ca/glazeexpansion.html //dx.doi.org/10.1016%2Fj.msea.2007.02.046 //dx.doi.org/10.1111%2Fj.1151-2916.1946.tb11581.x //dx.doi.org/10.1111%2Fj.1151-2916.1953.tb12852.x http://vusta.vn/chitiet/tin-tuyen-sinh-dao-tao/Ban... https://standards.globalspec.com/std/124717/BS%204... https://standards.globalspec.com/std/934362/BS%203... https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/... https://ceramics.onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/1... https://ceramics.onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/1...